Giỏ hàng

TÂM LÍ HỌC TIẾN HÓA

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT BẢN VÀ DỮ LIỆU ETS ngày bình luận

Với lối sống cộng đồng, con người đều có mong muốn thấu hiểu hành vi của người khác. Tùy vào từng môi trường ngoại cảnh mà mỗi chúng ta đều có thể lí giải những hành động thông thường của mọi người xung quanh. Việc tìm hiểu tại sao con người lại có những động cơ và ham muốn như hiện nay, là một phần của tâm lý học tiến hóa. 

Khái niệm thích nghi là trọng tâm của tiến hóa và tâm lý học tiến hóa. Có thể coi tâm lý được vận hành và điều khiển bởi tâm trí. Nhìn theo dòng lịch sử thì có vẻ tâm lý chúng ta thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống: phân biệt bạn, thù, xác định bạn tình. Lợi ích của việc phát triển trí khôn là không cần bàn cãi, nhưng giải thích tại sao tâm trí chúng ta lại đi theo hướng đó thì rất khó khăn. Khó khăn vì tâm trí không phải là một vật hữu hình, chúng ta không thể phân tích nó dựa trên những vật liệu mà nó cấu thành, nhưng có thể thấu hiểu nó từ những điều mà nó biểu hiện. 

Nếu xét vòng đời của bất kì sinh vật nào, dễ nhận thấy hai mục đích quan trọng nhất của từng cá thể (và/hoặc quần thể) là ‘sinh tồn’‘sinh sản’. Sinh vật tiến hóa hướng tới hai nhu cầu trên, xác định mối đe dọa, nguồn thức ăn, lựa chọn bạn tình để thế hệ sau có khả năng sống sót cao nhất. Nhưng để đạt được mục tiêu mà dẫm đạp lên đối tượng khác thì dường như khó hiểu. Con người không phải loài động vật duy nhất biết lợi dụng và lừa lọc để đem lại lợi ích cho bản thân. Chim cánh cụt đẩy đồng loại ngã để xác định xem chỗ băng đó có nguy hiểm hay không. Theo thuyết gen vị kỷ thì điều này là không hợp lý. 

Lối sống cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho cả hai mục tiêu lớn trong vòng đời mỗi sinh vật. Tuy nhiên, để duy trì sự cân bằng thì việc đảm bảo lợi ích của các cá thể phải ổn định. Ngôn ngữ là khả năng chỉ có duy nhất ở loài người có lẽ được tiến hóa với mục đích này. Có nhiều loài động vật có thể giao tiếp qua nhiều cách, nhưng nói chuyện thì không. Thông qua lời nói, chúng ta hiểu được phần lớn nội dung đối tượng giao tiếp muốn biểu đạt mà không cần phải suy diễn gì. 

Có lẽ thách thức lớn nhất với tâm lý học tiến hóa là lý giả làm thế nào tâm trí được thiết kế từ thời đồ đá có thể đạt được những thành tựu văn minh vĩ đại chẳng phụ thuộc vào nhu cầu sinh tồn hay sinh sản. Người ta xây kim tự tháp, dựng tượng chúa Jesus, xem Tivi, đi Caffe tán gẫu… Chưa kể có những sự khác biệt rất lớn giữa người và người, kẻ tội phạm, người đồng tính, người tầm thường, những vĩ nhân. Để giải thích điều này không thể phụ thuộc quá vào thuyết tiến hóa mà bỏ qua yếu tố môi trường. 

‘Cảm xúc là thứ bạn thu được khi so sánh môi trường ngoại cảnh với kì vọng bản thân’. Tuy nhiên, đừng để môi trường ảnh hưởng tới bản thân quá, dù có những nghịch cảnh hay những bất lợi về di truyền, thì sau cùng, chính chúng ta mới là người quyết định cuộc đời mình. 


Cũ hơn Mới hơn

messenger